Xây dựng và sử dụng cầu khỉ Cầu_khỉ

Cầu khỉ ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, An Phú.

Vị trí bắc được cầu khỉ là nơi nước nông và nước không chảy mạnh. Mức độ chắc chắn của cầu thường ứng với độ sâu nước và nhu cầu qua lại: Nếu nhiều người đi thì phải chắc chắn hơn; đặc biệt nếu có trẻ em đi học thì cần có thanh tay vịn thấp. Vật liệu thường dùng là tre, luồng, lồ ô, cau, dừa, phi lao,... đã qua ngâm bùn thối để chậm bị hủy/ải.

  • Tại nơi nước cạn dưới 1,5 m do thủy triều rút, mùa khô,... thì lội xuống và đóng các cọc chân cầu, buộc níu hoặc đục lỗ và lắp chốt tre, rồi đặt thanh cầu. Sau đó đặt các thanh tay vịn.
  • Tại nơi nước sâu hơn nhưng không quá 2,5 m, thì dùng thuyền đóng cọc. Cầu này cần vật liệu tốt hơn, như cây dừa, phi lao, thanh gỗ lim,... Mặt khác, thanh cây ở giữa cầu không buộc chặt, được gọi là cây "quá giang", để ghe thuyền qua lại thì nhấc lên mà đi. Nếu nhiều ghe xuồng qua lại, thì đoạn quá giang có thể làm cao vượt lên (như trong ảnh 1), để phần nhiều ghe thuyền chui được qua cầu.
  • Tại nơi nước sâu quá 2,5 m, hoặc nơi có nhu cầu qua lại nhiều, thì thường không làm cầu khỉ thật sự, mà làm cầu tre hoặc gỗ rộng cỡ 1 m, không có lan can tay vịn, bắc cao 3 m so với mực nước thường có, để ghe thuyền qua lại bên dưới. Nếu bề mặt cầu lát bằng thanh tre gỗ đặt ngang và phủ một ít đất cho phẳng, thì những người đủ can đảm và khéo léo có thể đi xe đạp, xe máy qua cầu. Nếu nhu cầu qua lại không lớn, làm cầu tốn kém thì để ghe đò chở.

Cầu làm xong thì không có hướng dẫn sử dụng để có thể "đọc kỹ trước khi dùng". Mọi người phải tự tìm cách mà làm quen. Trẻ em bắt đầu làm quen bằng cách tụ tập lên cầu rồi nhảy xuống kênh mà bơi nếu không đứng vững được trên cầu, và là trò vui khá hấp dẫn của tuổi thơ. Người lớn thì gồng gánh, vác đồ, vác hoặc đi xe đạp,... qua cầu, tìm cách tránh ngã để chứng tỏ là dân miệt vườn thứ thiệt.

Nếu phải vận chuyển nhiều đồ, hoặc không muốn người và đồ bị té ướt, thì dùng ghe xuồng chứ không qua cầu.

Tất nhiên nếu chưa làm quen, đặc biệt là "chân guốc cao gót" thì lên cầu phải có ai đó đỡ giùm, kẻo té như chơi. Nói chung thì giới không có thời làm quen với cầu khỉ, nên khi lên cầu tất phải tìm đến "tay vịn", và khi đó luôn phải người cong lại.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu_khỉ http://www.travelandleisure.com/articles/worlds-sc... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2013/06/cau... http://video.vnexpress.net/the-gioi/con-duong-tu-t... http://baobinhphuoc.com.vn/Content/dinh-chi-hoat-d... http://nld.com.vn/dia-phuong/cau-doc-vung-que-2015... http://vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/295... http://vov.vn/xa-hoi/su-that-viec-nguoi-dan-che-ca... https://www.youtube.com/watch?v=5Lf16-wWXU4 https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:C%E1%B...